Việt-Thái phối hợp giám sát khai thác thủy sản trên biển

Chiều 24/9, Ngài Tanee Sangrat, Phó vụ Trưởng Vụ Đông Á thuộc Bộ Ngoại giao Thái Lan và bà Panpimon Suwannaphongse, Tổng lãnh sự quán Vương quốc Thái Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh, có buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang về tình hình đánh bắt hải sản của ngư dân tại vùng biển chồng lấn, giáp ranh giữa Việt Nam và Thái Lan.

buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

Tại buổi làm việc, ​​hai bên đã trao đổi những chính sách pháp luật về đánh bắt hải sản và việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác trên lĩnh vực khai thác hải sản mà Chính phủ hai nước đã ký kết.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn cùng các ngành có liên quan đã làm việc với đoàn.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, Mai Anh Nhịn khẳng định thời gian qua, tỉnh Kiên Giang có những biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn, giải quyết tình trạng tàu cá của ngư dân vi phạm vùng biển chồng lấn, giáp ranh giữa hai nước Việt Nam và Vương quốc Thái Lan khai thác đánh bắt hải sản.

Tỉnh thành lập Tổ liên ngành 689 để tiếp nhận thông tin những vấn đề liên quan đến tàu cá, ngư dân Kiên Giang bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt. Trong chính sách khai thác thủy sản, tỉnh không chấp nhận ngư dân đi khai thác thủy sản ở vùng biển các nước lân cận mà chưa có sự hợp tác ký kết giữa hai quốc gia. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 689 về một số biện pháp nhằm ngăn chặn giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn cho rằng khi lực lượng chức năng Thái Lan phát hiện các tàu cá của ngư dân vi phạm cần thông báo cho chính quyền tỉnh Kiên Giang để có những biện pháp xử lý tốt hơn theo đúng quy định và pháp luật của hai nước cũng như những thỏa thuận đã thống nhất ký kết.

Thông qua đoàn công tác, ông Mai Anh Nhịn đề nghị Chính phủ Thái Lan xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân đã có hành động bạo lực, sử dụng súng bắn vào ngư dân Kiên Giang và bồi thường thiệt hại cho ngư dân, đồng thời mong muốn không để xảy ra tình trạng tương tự trong thời gian tới.

Phát biểu về vấn đề trên, Ngài Tanee Sangrat, Phó Vụ Trưởng Vụ Đông Á thuộc Bộ Ngoại giao Thái Lan nêu rõ: Chính sách của Chính phủ Thái Lan không cho phép sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp và các trường hợp vi phạm trên biển.

Ngài Tanee Sangrat thừa nhận vụ việc vừa qua phía Thái Lan đã xử lý không tốt và cho rằng hai nước Thái Lan và Việt Nam đều không mong muốn điều này xảy ra. Thủ tướng Thái Lan rất quan tâm đến vụ việc này và đã yêu cầu các cơ quan liên quan của Thái Lan điều tra, xử lý, giải quyết và báo cáo kết quả trong thời gian sớm nhất.

Ngài Tanee Sangrat gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các nạn nhân ngư dân Kiên Giang trong sự cố xảy ra ngày 11/9 vừa qua.

Tại buổi làm việc, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang và Đoàn công tác Vụ Đông Á thuộc Bộ Ngoại giao Thái Lan trao đổi về quy định chính sách pháp luật của hai nước trong khai thác biển; các vấn đề hợp tác phát triển trên lĩnh vực thủy hải sản giữa tỉnh Kiên Giang và Vương quốc Thái Lan trong thời gian tới.

Hai bên kiến nghị cơ quan chức năng của hai nước cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và thông báo cho ngư dân hiểu rõ về luật pháp quốc tế, về Luật biển và các chính sách quản lý, giám sát hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam-Thái Lan.

Hai bên yêu cầu lực lượng chấp pháp của hai nước không được sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân khi tham gia hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam-Thái Lan.

Hai nước cần thiết lập đường dây nóng để kịp thời giải quyết và hỗ trợ cho ngư dân khi gặp sự cố, khó khăn khi đang hoạt động khai thác thủy sản trên biển, đặc biệt là vùng biển chồng lấn giữa hai nước./.

TTXVN/Vietnam+, 24/09/2015
Đăng ngày 25/09/2015
Lê Huy Hải

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 10:18 14/06/2024

Tình hình xuất khẩu của các Ngành hàng thủy sản 2023 - 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu, suy thoái kinh tế ở các thị trường lớn. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:02 13/06/2024

Tình hình xuất khẩu qua 5 tháng đầu năm 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản
• 09:30 06/06/2024

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 10:00 24/05/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 04:25 17/06/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 04:25 17/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 04:25 17/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Sức khỏe và Tăng trưởng

Việc áp dụng prebiotic làm phụ gia thức ăn là một trong những cách khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh trong quản lý sức khỏe loài thủy sản (Kari và cộng sự, 2021; Song và cộng sự, 2014; Zulhisyam và cộng sự, 2020).

Cá nuôi
• 04:25 17/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 04:25 17/06/2024
Some text some message..